Robotics & IoT

Câu lạc bộ Robotics & IoT được thành lập vào tháng 7/2015 dưới sự chủ quản của phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo AILAB – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM.

Câu lạc bộ Robotics & IoT được thành lập với mong muốn tạo cho sinh viên, học sinh một môi trường học tập, nghiên cứu về Robot và Internet of Things. Bên cạnh đó khuyến khích sinh viên tìm hiểu, học hỏi, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Từ khi thành lập đến nay, CLB thường xuyên phối hợp với AILAB và lãnh sự quán Hoa Kì tại TPHCM mở các khóa học về Lego mindstorms, Arduino, kĩ sư nhí WEDO, lập trình mobile, và nhiều buổi hội thảo, cuộc thi khác nhau.

(1) Bàn máy tính
(2) Khu chụp hình
(3) Kệ để giày dép
(4) Khu sử dụng đồ điện tử để đo đạc cấp nguồn
(5) (6) Bàn cho sinh viên thực hành
(7) Tủ để đồ cá nhân
(8) Kệ trưng bày sản phẩm
(9) Khu in 3D và cắt Lazer
(10) Khu sử dụng toolbox cứng
(11) Khu hàn chì
(12) Bảng
(13) Phòng họp nhóm
(14) Kho

Ban cố vấn

  • PGS. TS. Vũ Hải Quân, Phó Hiệu Trưởng trường ĐH.KHTN

  • PGS. TS. Trần Minh Triết, Giảng viên trường ĐH.KHTN

  • ThS. Trần Công Danh, Phó Giám đốc trung tâm đào tạo quốc tế ITEC

Điều hành

  • ThS. Cao Xuân Nam, Giảng viên Khoa CNTT, Trường ĐH.KHTN

  • ThS. Phạm Nguyễn Sơn Tùng, Giảng viên Khoa CNTT, Trường ĐH.KHTN

  • ThS. Hứa Lê Thanh Vy, Nghiên cứu viên phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo AILab

  • ThS. Lương Vỹ Minh, Giảng viên Khoa CNTT, Trường ĐH.KHTN

  • CN. Lưu Thế Hiển, cựu Sinh viên Khoa CNTT, Trường ĐH.KHTN

  • Ngô Huỳnh Ngọc Khánh, Sinh viên Cử nhân Tài năng

  • Huỳnh Võ Nhật Huy, Sinh viên Cử nhân Tài năng

  • Nguyễn Duy Tâm, Sinh viên Cử nhân Tài năng

  • Đặng Hoài Thương, Sinh viên

  • Võ Thị Huệ Duyên, Sinh viên

Thành viên CLB

Học sinh, sinh viên đăng kí thành viên để tham gia sinh hoạt và nghiên cứu tại CLB. Có hai loại là: (1) thành viên CLB, và (2) không phải thành viên (vãng lai).

Đối tượng đăng ký

  • Sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

  • Học sinh, sinh viên các trường khác trên địa bàn TPHCM.

Điều khoản

  Thành viên thường trực Không là thành viên (vãng lai)
Lệ phí 100.000 VNĐ / tháng 10.000 VNĐ / ngày
Giới hạn số ngày vào phòng CLB Không giới hạn Không giới hạn
Hỗ trợ kĩ thuật
Sử dụng trang thiết bị có trong danh sách Hoàn toàn miễn phí Tính phí theo từng thiết bị
Ưu tiên tham gia Workshop
Xem xét đầu tư dự án tiềm năng
Mượn thiết bị có trong danh sách Miễn phí Tính phí cao
Thời gian mượn thiết bị (có trong danh sách được mượn) Dài Ngắn
Hỗ trợ mua linh kiện giá rẻ
Ưu tiên vào phòng CLB trường hợp quá đông

Trách nhiệm của thành viên

  • Tuân thủ các quy định của CLB.

  • Bảo quản trang thiết bị chung của CLB.

  • Nghiêm cấm mang linh kiện, thiết bị của CLB ra ngoài nếu không có sự cho phép của người quản lí.

Để tránh CLB cùng một lúc phải tiếp nhận quá nhiều sinh viên, thì sinh viên không phải là thành viên muốn lên CLB phải thông báo trước. Chỉ những người là thành viên thì có thể tự do lên tham gia.

Quy trình sinh hoạt CLB

  • Bước 1: Sinh viên/Học sinh vào CLB phải để giày dép lên kệ, và liên hệ người quản lí.

  • Bước 2: Trình thẻ thành viên (nếu là thành viên CLB) hoặc thẻ sinh viên, CMND (nếu là khách vãng lai) cho người quản lí.

  • Bước 3: Cất balo, túi xách vào tủ, quản lí hướng dẫn sơ các khu trong CLB, và các vật dụng được sử dụng miễn phí/tính phí.

  • Bước 4: Sinh viên/Học sinh yêu cầu quản lí cung cấp thiết bị, linh kiện mong muốn, kí nhận và trả phí sử dụng (nếu có).

  • Bước 5: Trước khi về, sinh viên/học sinh trả lại thiết bị, kí trả. Nếu có mượn thiết bị, thì đăng kí mượn và đóng tiền thế chân.

  • Bước 6: Nhận lại tư trang và ra về.

 

 

 

Thuê mướn thiết bị

Điều khoản và danh mục thuê mướn thiết bị phần cứng CLB như sau

STT Tên thiết bị Số lượng Đơn vị Giá thuê (VNĐ) Thời gian
1 Board Arduino UNO 1 Cái 20.000 1 ngày
2 Máy in 3D 1 Giờ 50.000 -
3 Máy cắt laser 40W CO2 1 Giờ 45.000 -
4 Bộ dụng cụ điện (thụt vít, đồng hồ, bút thử điện, dây điện...) 1 Giờ 30.000 -
5 Board Raspberry Pi 3 1 Cái 80.000 1 ngày
6 Board Orange Pi One 2 Cái 40.000 1 ngày
7 Board Orange Pi Lite 2 Cái 45.000 1 ngày
8 Các loại cảm biến giá rẻ (cảm biến nhiệt độ DHT11, SR-04, LM35...) - Cái 10.000 1 cái / 1 ngày
9 ESP8266v1 5 Cái 10.000 1 ngày
10 Module điều khiển động cơ L298D 4 Cái 15.000 1 ngày
11 Hộp số 12 Bộ 6.000 1 ngày
12 Usb Wifi Tenda hoặc TPLink 1 Cái 15.000 1 ngày
13 Webcam Logitech c170 1 Cái 35.000 1 ngày
14 Máy khoan,mũi khoan, bộ khoan 1 Bộ 20.000 1 ngày
15 Mỏ hàn, chì 1 Bộ 5.000 1 ngày
16 Micro Servo 5 Cái 5.000 1 ngày
17 Biến trở (2 con), điện trở (10 con), led (10 con), dây breadboard (40 sợi), breadboard (10 sợi) 8 Bộ 12.000 1 ngày
18 Các IC: 595, ULN2803, ULN2003 8 Con 1.500 1 ngày
19 I2C LCD (LCD 1602 và mạch I2C được hàn sẵn) 2 Bộ 10.000 1 ngày
20 Mica (các bạn tự mua, có thể mua trong lab) - 2 mm 70.000 -
21 Mica - 3 mm 90.000 -
22 HC05 Bluetooth 6 Cái 7.000 1 ngày
23 NRF24L01 6 Cái 4.000 1 ngày

 

Mua bán thiết bị

CLB sẽ hỗ trợ thành viên mua các thiết bị, đồ dùng điện tử phục vụ cho mục đích nghiên cứu với giá cả hợp lí. Danh sách các thiết bị, đồ dùng điện tử mà CLB cung cấp

STT Tên thiết bị Số lượng Đơn vị Giá bán (VNĐ)
1 Tụ điện 10 Cái 4.000
2 Điện trở 100 Cái 7.000
3 LED 100 Con 55.000
4 Mica - - -

Hoạt động "A Smart School"

Chủ đề: Một trường ĐH Khoa học Tự nhiên thông minh hơn, tiện nghi hơn.

Thời gian hoạt động: từ lúc thành lập CLB cho đến tháng 12/2017.

Đối tượng: thành viên CLB Robotics & IoT. Đối với những thành viên chưa có ý tưởng, khi tham gia CLB sẽ được hướng dẫn, gợi ý thực hiện những ý tưởng theo chủ đề trên.

Giải thưởng dự kiến: 1 giải đặc biệt, 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 1 giải sản phẩm được yêu thích.

Dự án sau khi được hoàn thành sẽ được áp dụng thử nghiệm thực tế tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên để sinh viên, cán bộ trường đánh giá trực tiếp. Sau đó tổ chức triển lãm trao giải vào cuối năm 2017.

Cuộc thi “Racing car”

Đối tượng: sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên và học sinh các trường THPT sẽ lập nhóm và thi theo nhóm. Dự kiến mỗi nhóm sẽ có từ 3-5 thành viên.

Thời gian hoạt động: 3 tuần (dự kiến tháng 4/2017) bao gồm 3 buổi: 2 buổi đầu training kĩ thuật, buổi cuối sẽ tổ chức thi giữa các nhóm.

Bao gồm 3 vòng thi:

  • Vòng 1: Chạy xe trên hình: BTC sẽ vẽ hình trên sân, các đội chạy không được cho xe chạm vạch, nếu chạm sẽ bị trừ điểm.

  • Vòng 2: Thi tốc độ: xe của các nhóm sẽ chạy trên đường thẳng, xe nào về đích trước đội đó sẽ giành chiến thắng.

  • Vòng 3: Thi địa hình: BTC sẽ thiết kế địa hình bao gồm dốc, đường trơn trượt, gồ ghề,... để các đội thể hiện kĩ năng và xe của mình.

CLB sẽ hỗ trợ linh kiện cho các bạn sinh viên/học sinh nghiên cứu làm xe điều khiển theo ý thích của mình, hỗ trợ về mặt kĩ thuật bằng việc tổ chức các buổi training.

Workshop

Tổ chức các buổi workshop, các lớp học cơ bản.

Đối tượng: thành viên CLB

Thời gian: dự kiến sáng thứ 7 hàng tuần bắt đầu từ tháng 5.

 

Khóa học lập trình điều khiển Robot NAO

Câu lạc bộ Robotics-IoT thuộc Phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM vừa ra thông báo chiêu sinh lớp lập trình robot NAO – robot hiện đại, mang hình dáng người nổi tiếng do Pháp chế tạo.

Mặc dù có kích thước chỉ bằng một đứa trẻ nhưng NAO được trang bị nhiều cảm biến, có khả năng nhận dạng giọng nói, hình ảnh, khả năng biểu cảm, sao chép hành vi của con người và có thể nói 19 loại ngôn ngữ khác nhau.

Mục tiêu của lớp học này là nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến cấu trúc và lập trình điều khiển tương tác thông minh cho robot NAO. Nội dung môn học xoay quanh các vấn đề giao tiếp người-máy thông qua các hệ thống cảm biến bao gồm: lập trình thu nhận và điều khiển tín hiệu cảm biến, lập trình điều khiển chuyển động, lập trình xử lý âm thanh, hình ảnh và cuối cùng là giới thiệu các mô hình ứng dụng thực tế của robot NAO.

Khai giảng vào 8:30 sáng Chủ nhật ngày 16/4/2017 tại Trường ĐH KHTN, khóa học sẽ dành cho các em có độ tuổi từ 13 đến 18, có kiến thức cơ bản về lập trình và đam mê robot. Ngoài việc được tham gia khóa học miễn phí, các em học viên sẽ cơ hội được thể hiện những ý tưởng sáng tạo thực tiễn thông qua bài đồ án cuối khóa do các thầy/cô, anh/chị sinh viên của Trường ĐH KHTN hướng dẫn và giảng dạy.

Thông tin khóa học

Đối tượng:

  • Học sinh có độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi

  • Đã biết cơ bản về lập trình

  • Có máy tính xách tay (Laptop)

Địa điểm: Phòng I86, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (227 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, quận 5, TPHCM)

Thời gian khai giảng: 8h30 Chủ nhật, ngày 16/4/2017

Học phí: Miễn phí

Đăng ký khóa học: click here
*** CLB chỉ thông báo cho những bạn được chọn tham gia khóa học

Chương trình học

Tuần     Nội dung
1
  • Giới thiệu CLB Robotics – IoT
  • Giới thiệu Robot NAO + demo
  • Giới thiệu phần mềm Choregraph và giả lập Robot
  • Hướng dẫn lập trình điều khiển motor: tay, chân, đầu
  • Thực hành: lập trình điều khiển giơ tay chào, bước đi, lắc đầu
2
  • Giới thiệu khối điều khiển đèn LED
  • Giới thiệu khối phát âm thanh
  • Hướng dẫn phối hợp nhiều hoạt động tay, chân, đầu
  • Thực hành: lập trình điều khiển Robot múa theo 1 bản nhạc
3
  • Giới thiệu micro + loa và công nghệ nhận dạng giọng nói
  • Demo nhận dạng câu lệnh bằng tiếng Anh
  • Thực hành: robot thực hiện hành động tùy theo mệnh lệnh bằng giọng nói của người dùng
    • Hi : robot giơ tay chào nói “Hello” (vận dụng kiến thức Tuần 1)
    • Dance : robot sẽ nhảy theo 1 bản nhạc (vận dụng kiến thức Tuần 2)
    • Walk : robot bước đi 3 - 5 bước và ngồi xuống (vận dụng kiến thức Tuần 1)
4
  • Giới thiệu camera và công nghệ nhận dạng khuôn mặt người
  • Hướng dẫn cách huấn luyện mặt người cho robot
  • Thực hành: cho robot học khuôn mặt của 10 học viên trong lớp. Lập trình robot nói “Hello X”, với X là tên của học viên.
  • Chia nhóm: 2 bạn / nhóm cùng thực hiện 1 project
5
  • Giới thiệu cảm biến chạm TouchSensor ở tay, chân, đầu
  • Thực hành:
    • Chạm vô đầu thì thể hiện sự e thẹn (motion)
    • Chạm tay thì mắt nhấp nháy.
6
  • Giới thiệu cảm biến siêu âm Ultrasonic Sensor
  • Thực hành: 
    • Đi tới tường rồi quay 90 độ qua trái.
7
  • Giới thiệu nội dung đồ án cuối kỳ: Sáng tạo tự do với Robot NAO.
  • Giáo viên hướng dẫn học viên thực hiện project và thử nghiệm trên Robot
8
  • Thử nghiệm lần cuối trên Robot thật
  • Trình bày ý tưởng và demo project của nhóm
  • BGK chấm điểm, tổng kết và trao giấy chứng nhận

 

Lớp Kỹ sư nhí WEDO

Chương trình KỸ SƯ NHÍ WEDO, được tổ chức bởi Câu lạc bộ Robotics, thuộc Phòng Thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo (AILab), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, được xây dựng với mục tiêu giúp các em học sinh tiểu học được trải nghiệm lắp ráp và lập trình từ những bước cơ bản. Chương trình sẽ sử dụng giáo trình Lego Education Wedo 2.0, phối hợp giữa việc học và chơi, giúp các kỹ sư nhí hứng thú khám phá khoa học thông qua những chủ đề gần gũi trong đời sống, từ vật lý, môi trường, khoa học thường thức, khoa học trái đất và vũ trụ, công nghệ và ứng dụng trò chơi.

 

Thông tin khóa học

1. Lớp căn bản

Đối tượng: Trẻ từ 6-12 tuổi, có máy tính bảng (iOS/Android).

Thời gian học - chọn 1 trong 2 lớp sau:

  • Sáng Thứ 7 từ 8g00 - 10g00 (học 01 buổi/tuần)

  • Chiều Thứ 7 từ 17g30 - 19g30 (học 01 buổi/tuần)

Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh

Khai giảng: 06/05/2017

Nội dung chương trình: click here

2. Lớp nâng cao

Đối tượng: Trẻ từ 6-12 tuổi, có máy tính bảng (iOS/Android)

  • Đã tham gia các khóa học kỹ sư nhí WEDO căn bản.

  • Hoặc đã từng lắp ráp các mô hình LEGO.

Thời gian học: Chiều Chủ Nhật từ 17h30 - 19h30

Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh

Khai giảng: 06/05/2017

Lập trình điều khiển thiết bị với Arduino

Khóa học “Lập trình điều khiển thiết bị với Arduino” giúp HSSV khám phá, phát triển kỹ năng và quan tâm hơn đến chủ đề Internet of Things (IoT). HSSV sẽ học về các thiết bị điện tử cơ bản, kiến trúc của bảng mạch điện và lập trình điều khiển thiết bị. Các mục tiêu chính của khóa học là:

  • Cung cấp môi trường cho HSSV khám phá các thiết bị điện tử nhằm kích thích niềm đam mê của các em trong các lĩnh vực STEM, đặc biệt là về điện tử và lập trình.

  • Khuyến khích làm việc nhóm và hợp tác, tư duy logic, lập trình, giải quyết vấn đề, đổi mới và sáng tạo

Khóa học do CLB Robotics trường ĐHKHTN và Trung tâm Hoa Kỳ (The American Center) thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.

Thông tin khóa học

Đối tượng: học sinh, sinh viên từ 13 – 22 tuổi

Thời gian học: 14h thứ tư hàng tuần từ 01/03/2017 – 26/04/2017

Địa điểm học: The American Center, Tầng 8, Diamond Plaza, 34 Lê Duẫn, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

 

Lập trình sáng tạo Robot LEGO Mindstorms

Khóa học “Lập trình sáng tạo Robot LEGO Mindstorms” giúp các bạn HSSV phát huy sự sáng tạo, hình thành tư duy logic, tự tin trong giao tiếp và đồng thời nuôi dưỡng niềm đam mê sáng tạo KHCN.

Khóa học do CLB Robotics trường ĐHKHTN và Trung tâm Hoa Kỳ (The American Center) thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.

Thông tin khóa học

Đối tượng: học sinh, sinh viên từ 13 – 22 tuổi

Thời gian: pending

Địa điểm: The American Center, Tầng 8, Diamond Plaza, 34 Lê Duẫn, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

Khai giảng: pending

 

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.